Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Mâu thuẫn như bún bò Huế

Thêm một quán bún bò Huế ngon cho dân công sở Ăn đồ Huế bình dân phố Nguyễn Phong Sắc Đến với văn hóa ẩm thực miền Trung đầy lôi cuốn Trổ tài nấu bún bò Huế - Món ăn dân dã chốn đế đô Khi cho hai loại nguyên liệu chủ lực của bún bò Huế là thịt bò bắp và giò heo vào nấu chung một nồi là đã trộn lẫn hai đặc tính đầy mâu thuẫn, bởi “thịt bò thì nổi, heo thì chìm”, cũng như “bò teo, heo nở”. Chưa hết, sả và ruốc, hai thứ tạo nên hương và vị cho món ăn này cũng đầy mâu thuẫn, vì tinh dầu sả vốn nhẹ và thơm, ruốc lại nặng mùi. Cái khó khi nấu bún bò Huế là sả và ruốc phải đủ lượng, thiếu ruốc thì nước dùng lãnh đạm, thiếu sả sẽ không có mùi thơm; cả hai thứ đều nhiều thì mùi nặng nề, hăng hắc, không tỏa ngát; lượng vừa đủ thì hương thơm của sả sẽ đưa mùi ruốc bay xa. Cho xương heo và xương đuôi bò vào nồi nước, nấu sôi vài phút để xương “nhả” hết chất bẩn, đổ hết nước luộc ban sơ, sau đó đổ nước lạnh đã nêm muối và mắm ruốc (mắm ruốc phải hòa vào nước lạnh, đánh tan ra rồi gạn bỏ bã để tránh nặng mùi), cho luôn thịt bò bắp đã lạng bỏ hết mớ bạng nhạng, cuộn tròn, bó chặt cùng giò heo chặt khúc vào nấu chừng hai giờ với vài trái thơm (dứa), bó sả đập dập để thịt mau mềm, nước dùng có vị ngọt và nổi váng sao bởi tinh dầu sả. Khi nước sôi thì nhỏ lửa, thỉnh thoảng hớt bọt trên mặt nước để nước bún được trong và không nhiều váng mỡ. Bò bắp, giò heo vừa chín vớt ra, ngâm ngay vào nước lạnh có pha chút muối để thịt không bị đen, không bị nhũn và giữ được độ giòn; chừng mươi phút vớt thịt ra để nguội. Nêm thêm nước mắm, bột ngọt cùng nước màu để nước bún nổi váng đỏ pha lẫn ánh sao, tạo nét thẩm mỹ cho món ăn. Trong khi chờ thịt chín, bắc chảo nhỏ lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hạt điều, chút ớt bằm vào xào cho ra nước hàng đỏ cam; chia nước này ra làm hai phần, một phần lọc qua rây nêm vào nồi nước lèo. Phần còn lại, tiếp kiến đun nóng, cho thêm ớt bột, sả bằm, mắm ruốc vào xào chín, nhắc xuống, để nguội, cho vào hũ để làm sa tế. Khi ăn, nhúng bún sợi to vào nước nóng, trút ra tô (bún sẽ “nhả” bớt vị chua, nước đục và giữ cho tô bún nóng lâu), thêm vài lát bò bắp, khoanh giò heo lên trên rồi chan nước vừa ngập bún, điểm thêm nhúm hành ngò cùng vài lát ớt đỏ. Tô bún bò Huế khi đó trông thật hấp dẫn. Nước bún trong, khoe những sợi bún trắng nằm xếp lớp dưới những lát bò bắp màu nâu đỏ điểm vài đường vân màu vàng nhạt cùng khoanh giò heo có lớp da trắng ngả vàng, ủ ấp lớp thịt nạc và miếng xương trắng, trông như nhụy hoa, ở giữa; nổi trội trên nền xanh của hành ngò, cần tây xắt khúc là vài lát ớt đỏ, được quyện quanh bởi những váng sao của tinh dầu sả. Thả thêm ít sa tế vào tô, ớt bột và sả bằm sẽ từ từ nở bung ra; mùi thơm của sả, vị cay của ớt cứ từ từ, nhẹ nhõm lan tỏa khiến những ai ngồi trước tô bún, dù chưa ăn, cũng phải hít hà... Thu Trang/ihay/Depplus

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét