Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014
Lênh khênh ngắm cảnh ở Huế
Truyền thống đi cà kheo ở Bỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ XIV, tại vùng Merchtem, khi tại đây thường xảy ra lũ lụt, người dân chỉ có thể đi lại trên những cây gậy cao để khỏi bị ướt. Lâu dần, việc đi cà kheo trở thành một trong những nét văn hóa dân tộc đặc sắc của người dân vùng Merchtem nói riêng và nước Bỉ nói chung. Sau thế chiến lần thứ hai, nghệ nhân Langevelde đã nảy ra ý tưởng để người dân mặc trang phục bằng giấy có in hình cờ Bỉ và đi bộ trên những cà kheo với độ dài ngắn khác nhau nhằm chào mừng ngày đất nước giải phóng. Với lần biểu diễn thành công đó, Đoàn Nghệ thuật dân gian cà khêu “De Steltenlopers van Merchtem” Vương quốc Bỉ được thành lập vào năm 1945. Kể từ thời điểm đó, những “nghệ nhân đi cà kheo” đã tham dự trình diễn trên khắp nước Bỉ và phần lớn các nước thuộc châu Âu. Ngoài ra, họ còn dự trình diễn tại nhiều nước trên thế giới: Nga, Nhật, Trung Quốc, Mỹ… “Đi cà khêu” đã trở nên một biểu trưng văn hóa đặc trưng của nước Bỉ được bạn bè khắp nơi biết đến. Bên cạnh đó sự xuất hiện của Dàn nhạc Nadarzyn đến từ giang san Ba Lan xinh đẹp trong các hoạt động của lễ hội đường phố tại Huế đã đem lại những âm thanh mới lạ, hút người xem. Một điều khác biệt của dàn nhạc là nhạc công mặc y phục như những chú lính chì, tay cầm và chơi nhạc cụ gồm kèn đồng, trống… phối hợp với những bước đi đồng bộ và vô cùng uyển chuyển, tăng sức lôi cuốn cho người xem. Cùng ngắm những màn biểu diễn đi cà kheo và dàn nhạc đặc biệt tại lễ hội đường phố Huế
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét