Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Nga nghi ngờ tính dân chủ cuộc bầu cử tổng thống Ukraine

Lực lượng biểu tình có vũ trang đóng chốt tại thành phố Donetsk ngày 6/5. (Nguồn: AFP/TTXVN) Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Liệu tiến hành bầu cử trong cảnh bom đạn rền vang có đáp ứng được các tiêu chuẩn dân chủ của tiến trình bầu cử hay không.” Bộ này đồng thời hối thúc nhà chức trách ở Kiev “lập tức chấm dứt các chiến dịch quân sự” ở miền Đông Nam Ukraine. Trong diễn biến liên quan, Ủy ban Bầu cử Trung ương Ukraine cùng ngày cảnh báo gần 2 triệu người ở miền Đông nước này có thể gặp trở ngại khi đi bỏ phiếu bầu tổng thống nếu chính phủ không thể đảm bảo an ninh tại những khu vực bị lực lượng ly khai nắm giữ. Theo ủy ban này, có khả năng sẽ không thể tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại các khu vực Donetsk và Lugansk ở miền Đông - nơi lực lượng nổi dậy đang chống lại chế độ Kiev đã tự xưng là những nước cộng hòa độc lập./.

Canh bạc cuối cùng của ông Suthep

“Thời điểm đã chín muồi. Cuộc biểu tình đã kéo dài quá lâu và đến lúc phải kết thúc. Liệu nó có đi tới một cái kết có hậu hay không phụ thuộc và đông đảo người dân trên khắp đất nước và giới chức lãnh đạo” – ông Suthep tuyên bố trong cuộc gặp mặt người biểu tình hôm 17-5. Cuộc gặp mặt diễn ra ở tòa nhà chính phủ ở thủ đô Bangkok – vốn là nơi làm việc của thủ tướng nước này. Tuy nhiên, tòa nhà này hiện đang bị ông Suthep trưng dụng để tổ chức sự kiện gặp gỡ người biểu tình trên khắp cả nước. Theo lời vị thủ lĩnh này, cuộc tổng biểu tình được coi là canh bạc cuối cùng của ông sẽ bắt đầu vào ngày 19-5. Trước đó, ông dự kiến sẽ gặp giới chức doanh nghiệp trong nước và những viên chức đã nghỉ hưu thiện chí với phong trào biểu tình chống chính phủ vào ngày 18-5 để thảo kế hoạch lập chính phủ mới. Tiếp đó, ông muốn gặp các viên chức nhà nước cấp cao vào ngày 22-5. Thái Lan không còn Hạ viện từ tháng 12-2013 khi bà Yingluck giải tán viện này và kêu gọi tổng tuyển cử. Cuộc bỏ phiếu đã bị những người biểu tình ủng hộ ông Suthep cản trở quyết liệt và kết quả bầu cử sau đó không được Tòa án Hiến pháp Thái Lan công nhận. Cuộc bầu cử lại được ấn định vào ngày 20-7 sắp tới cũng được cho là rất mong manh. Thượng viện Thái Lan với không ít thành viên “thân cận” với Suthep đang nỗ lực tìm cách phá vỡ sự bế tắc trên chính trường nước này. Sau cuộc họp hôm 16-5, Chủ tịch Thượng viện mới được bầu Surachai Liangboonlertchai tuyên bố Thượng viện đã chuẩn bị chọn thủ tướng lâm thời nhưng cần phải nói chuyện với các đảng phái chính trị trước. Tuy nhiên, ông Suthep tỏ ra không hài lòng với phương án này và hành động kêu gọi cuộc tổng biểu tình cuối cùng của ông được cho là nhằm gây áp lực thúc giục Thượng viện hành động dứt khoát hơn đối với yêu cầu chỉ định thủ tướng lâm thời mới.

Cuộc đụng độ của các nền văn hóa - Kỳ cuối: Latvia và nhân tố Trung Quốc

Ukraine rơi vào một cuộc xung đột đẫm máu. Ảnh: N.I Robert W. Merry, chuyên gia phân tích chính trị, bình luận trên trang mạng National Interest rằng giống như Ukraine, Latvia cũng là một quốc gia bị chia rẽ về văn hóa, với dân tộc Nga chiếm gần 30% và tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của gần 40% dân số nước này. Với những diễn biến phúc tạp ở khu vực phía đông Ukraine, lãnh đạo Latvia đang lo ngại những cuộc biểu tình tương tự ở đất nước mình và sự lo lắng này là hợp lý. Theo một bài bình luận mới được đăng tải trên tờ Wall Street Journal, nhiều lãnh đạo của Latvia dường như đang lan truyền một thông điệp trong chính phủ thể hiện tình cảm ủng hộ Nga mạnh mẽ và có thể được thể hiện trong các cuộc bầu cử quốc hội vào mùa thu tới. Như vậy, sự chia rẽ về văn hóa của Latvia cũng tương tự như Ukraine và không còn nghi ngờ gì rằng Moskva đã có ảnh hưởng đối với các nước Vùng Baltic kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nhưng cũng có một sự khác biệt lớn giữa Latvia và Ukraine. Mặc dù Latvia sau này nằm trong "hình cầu ảnh hưởng" của Moskva trong nhiều thế kỷ nhưng trước đó tình cảm dân tộc, tôn giáo, văn hóa và lịch sử của Latvia chủ yếu là theo phương Tây. Tôn giáo chính ở Latvia là Lutheran, ngoại trừ khu vực đông nam, nơi phần lớn theo Công giáo. Phương Tây quan tâm rất lớn đến việc đảm bảo rằng Latvia vẫn còn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình và do đó, nước này đã gia nhập EU và là thành viên của NATO. Tuy nhiên, nước này cũng phải vật lộn với những "xung đột về văn hóa" giống như ở Ukraine. Có thể là quá muộn đối với phương Tây trong việc cứu Ukraine thoát khỏi nguy cơ nổ ra một cuộc nội chiến, nhưng vẫn còn thời gian để kéo Latvia ra khỏi một cuộc xung đột về văn hóa tương tự. Đây là một mớ hỗn độn của phương Tây, đòi hỏi cần rất nhiều thời gian, công sức và nỗ lực để gỡ mớ bòng bong do chính mình tạo ra. Ông Merry cho rằng, thật đáng tiếc là phương Tây đã khuấy động hận thù văn hóa không chỉ ở Ukraine mà còn ở một số quốc gia khác dọc theo biên giới với Nga. Một điều đáng xấu hổ là Mỹ lại đang thúc đẩy các biện pháp trừng phạt kinh tế mở rộng chống Moskva trong khi lờ đi những chính sách ngoại giao sáng tạo để giải quyết tình hình nhạy cảm này. "Thừa nước đục thả câu" Điều đáng tiếc nữa là quan hệ của Washington và Moskva đang xấu đi một cách nghiêm trọng trong khi khi đối thủ lâu dài thực sự của Mỹ là Trung Quốc. Hiện tại Bắc Kinh đang tranh thủ sự "bận rộn" của Mỹ trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, liên tiếp có những hành động ngang ngược khiến căng thẳng ở Biển Đông gia tăng. Người Việt tại Đức phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng biển Việt Nam. Ảnh: Mạnh Hùng - Phóng viên TTXVN thường trú tại Đức. Sự thực là Trung Quốc đã ráo riết triển khai nhiều hành động gây hấn ở cả Biển Hoa Đông và Biển Đông. Bắc Kinh đã xây dựng nhiều công trình trên các bãi đá ở Biển Đông và chặn tàu thuyền của những nước có tuyên bố chủ quyền. Máy bay và tàu chiến của Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn việc Nhật Bản thực thi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Tháng 11/2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông. Mới đây nhất, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cách thức mà Mỹ nhìn nhận đối với một Trung Quốc trỗi dậy rất phức tạp, tức là không muốn bỏ qua những lợi ích có được từ sự phát triển của Trung Quốc, song cũng lo lắng rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc đe dọa lợi ích của mình, vì vậy có sự phòng bị nhiều mặt. Khi cuộc cạnh tranh nóng lên, Mỹ sẽ cần tất cả sự ủng hộ, đặc biệt là những nước có thể gây áp lực với Bắc Kinh. Tiếc là các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như không thể đưa vào suy nghĩ của họ những khái niệm cơ bản đó như một sự cân bằng quyền lực. Nhà chính trị học Nga Grigory Lokshin cho rằng nguyên nhân chính mà phía Trung Quốc có những hành động "vi phạm nguy hiểm và nghiêm trọng" tại Biển Đông mới đây là nhằm kiểm tra sự sẵn sàng của Washington bảo vệ lợi ích không chỉ các đồng minh, mà còn các quốc gia khác, bao gồm các nước Đông Á. Trung Quốc rõ ràng đang tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Đông Á. Theo ông Grigory Lokshin, hiện cuộc khủng hoảng Ukraina đã tạo môi trường “thuận lợi” cho các hành động mới ở Trung Quốc. Cả Mỹ và châu Âu đang tập trung vào cuộc khủng hoảng này và không thể tìm cách thoát khỏi nó. Có lẽ, Bắc Kinh hy vọng rằng trong điều kiện này, Washington không muốn có thêm "những cơn đau đầu" do tình hình ở Biển Đông. Công Thuận (N.I/V.O.R)

Chuyên gia Nga: Biện pháp đối phó Trung Quốc của Việt Nam hoàn toàn đúng đắn

Những ngày qua, hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Phóng viên VOV đã phỏng vấn Tiến sỹ Sử học Grigori Lokhshin, chuyên gia Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga về vấn đề này. Tiến sỹ Sử học Grigori Lokhshin PV: Ông có thể cho biết đánh giá của mình về tình hình căng thẳng đang xảy ra trên Biển Đông? Tiến sỹ G.Lokshin : Thứ nhất, sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 tại vùng biển đối diện với tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam là hết sức nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ, nước này đã chuyển từ lời nói, yêu sách, tuyên bố… sang hành động cụ thể. Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc đã được chuẩn bị từ lâu và tiêu tốn một khoản tiền lớn, 1 tỷ USD, nay được đưa vào khu vực Biển Đông với hơn 80 tàu hộ tống. Đây là bước đi mới của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng, làm nảy sinh đối đầu, va chạm giữa lực lượng bảo vệ biển Việt Nam với các tàu hộ tống của Trung Quốc. Phải nói, hành động của Trung Quốc là rất đáng quan ngại, bởi vì từ đầu năm 2012 đến giữa năm 2013 quan hệ Trung Quốc với Việt Nam rất tích cực, diễn ra nhiều chuyến thăm, ký thỏa thuận cùng nghiên cứu khu vực ranh giới ngoài Vịnh Bắc Bộ… không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ dẫn đến tình hình phức tạp như hiện nay. Do đó bằng hành động này, Trung Quốc trên thực tế đã vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà nước này là một bên tham gia ký kết năm 2002, luật pháp quốc tế, tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và cơ bản là đã vi phạm các nguyên tắc giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông đã được lãnh đạo Trung Quốc đặt bút ký với lãnh đạo Việt Nam năm 2011. Trong các văn bản này nêu rõ mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, ngoại giao, không bên nào được có hành động gây phương hại đến an ninh và ổn định trong khu vực. Do đó, những gì Trung Quốc đang làm hiện nay đã vi phạm tất cả các trách nhiệm mà lãnh đạo nước này đã thông qua. PV : Theo ông, nguyên nhân và mục đích của Trung Quốc trong hành động này là gì? Tiến sỹ G.Lokshin : Thứ nhất, sau chuyến thăm các nước Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Trung Quốc thấy rằng Mỹ sẽ không tích cực can dự sâu vào sự kiện này. Thứ hai, thời điểm hiện nay cả thế giới phương Tây đang đổ dồn sự chú ý tới tình hình khủng hoảng tại Ukraine. Và như những lần trước, Trung Quốc đã hành động khi cho rằng sẽ không có ai can dự, can thiệp hay giúp đỡ gì cụ thể cho Việt Nam. Nguyên nhân thứ ba theo tôi là đó là tình hình nội bộ của Trung Quốc đang có vấn đề về tham nhũng, vấn đề dân tộc… nên họ muốn hướng sự quan tâm của người dân ra bên ngoài thay vì các vấn đề trong nước. Mục tiêu của Trung Quốc trong hành động này rõ ràng là nhằm củng cố sự chiếm hữu của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Phía Trung Quốc từng đề nghị đàm phán song phương về an ninh trên biển, đàm phán với ASEAN về an ninh hàng hải song chưa bao giờ và chưa nơi nào người Trung Quốc nói đến việc đàm phán về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Vấn đề Việt Nam hay Trung Quốc có các bằng chứng về chủ quyền của mình ở Hoàng Sa thì chưa bao giờ người Trung Quốc tỏ ý định sẽ nghiêm túc xem xét, thảo luận để giải quyết tranh chấp. Do đó, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông sẽ làm phức tạp thêm tình hình, gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. PV: Ông đánh giá như thế nào về các hành động, phản ứng của Việt Nam đối với những vi phạm của phía Trung Quốc? Tiến sỹ G.Lokshin : Những hành động của phía Việt Nam đến nay hoàn toàn đúng đắn, gồm cả việc đưa vấn đề ra thảo luận trong ASEAN. Bởi vì sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 không chỉ ngay sau chuyến thăm Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ có vài ngày, mà còn xảy ra ngay trước Hội nghị ASEAN. Đây là một thách thức đối với tất cả các nước ASEAN, không thèm đếm xỉa tới ý chí, quan điểm của cộng đồng này. Toan tính này của Trung Quốc nhằm chia rẽ nội bộ ASEAN, để các nước trong khối không đạt được thỏa thuận hay thống nhất quan điểm về vụ việc. Rất may là điều này đã không xảy ra. Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn ASEAN vừa qua là tuyên bố đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam về tình hình ở Biển Đông, và lần đầu tiên sau nhiều năm Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã ra Tuyên bố thể hiện rõ quan điểm chung của các nước ASEAN lên án hành động khiêu khích trên biển Đông của Trung Quốc. Điều này thể hiện quyết tâm của Việt Nam và sự ủng hộ của các nước trong khu vực. Về các cuộc biểu tình của người Việt ở trong và ngoài nước phản đối hành động của Trung Quốc, tôi cho rằng các hành động này là hoàn toàn đúng đắn. Người Việt Nam luôn có tinh thần yêu nước, họ đấu tranh vì độc lập, tự do. Hành động của họ hiện nay là phản ứng chính đáng của những người yêu nước, không phải chủ nghĩa dân tộc, không phải chống Trung Quốc, mà chống lại hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của mình. Những hành động này là hợp pháp. PV: Theo ông, nước Nga có vai trò gì trong vấn đề này? Tiến sỹ G.Lokshin : Nga có quan hệ đối tác chiến lược với cả Trung Quốc và Việt Nam và chúng tôi hoàn toàn không muốn rắc rối trong quan hệ với các đối tác của mình. Chính sách đối ngoại của Nga là giữ vững độc lập, tự chủ. Có thể Nga sẽ có kênh tác động hoặc ảnh hưởng nào đấy mà không cần tuyên bố, tuyên truyền công khai, còn nhiều biện pháp khác Nga có thể thông qua đối với tình hình hiện nay. Tôi tin rằng, Nga sẽ làm hết khả năng để ngăn chặn xung đột leo thang. PV : Ông có dự báo gì về tình hình sắp tới? Tiến sỹ G.Lokshin : Diễn biến tiếp theo của tình hình rất khó nói trước, vì hành động của lãnh đạo Trung Quốc thường rất khó dự báo, tất cả chỉ là suy đoán. Song có thể khẳng định, nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách cứng rắn sẽ thôi thúc tất cả các nước ASEAN vào một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc, vì đây là nguy cơ chung đối với tất cả các nước chứ không riêng Việt Nam. Điều này sẽ làm suy yếu chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đồng thời hành động này sẽ vấp phải hành động phản kháng, tinh thần dân tộc, yêu nước của người Việt Nam. Điều này đã thể hiện qua các cuộc biểu tình và nhiều hoạt động phản đối Trung Quốc đang diễn ra khắp nơi. Tất cả những điều này, đáng tiếc là sẽ gây ra những thiệt hại to lớn trong quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam trong nhiều năm tới. Vấn đề này đang được cộng đồng quốc tế quan tâm, các phát ngôn chính thức từ Liên Hợp Quốc, Anh, Mỹ, Nhật, nhiều nước châu Âu… đều phản đối hành động của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng sẽ có một giải pháp về chính trị - ngoại giao cho tình hình hiện nay và tất cả các hành động của Việt Nam đến thời điểm này là rất đúng đắn nhằm phản đối Trung Quốc, không để xảy ra tình huống nghiêm trọng hơn./. Đoan Hải/VOV-Moscow

Quân chính phủ bị phục kích ở miền đông Ukraine

Thiết giáp của quân chính phủ tiến vào thị trấn Slaviansk, miền đông Ukraine - Ảnh: Reuters Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định có thêm 7 quân nhân bị thương vong khi một đoàn xe bọc thép của quân chính phủ bị phục kích ở gần thị trấn Kramatorsk vào chiều tối 13.5. Cũng theo Bộ Quốc phòng Ukraine, khoảng 30 tay súng ly khai đã ẩn nấp trong nhiều bụi rậm dọc dòng sông, và sau đó tấn công vào đoàn xe quân chính phủ bằng súng phóng lựu và tiểu liên. Trong khi đó, phe ly khai tại Lugansk cho biết Thống đốc tự phong của vùng Valery Bolotov đã thoát chết và chỉ bị thương trong vụ mưu sát nhằm vào ông. Theo AFP, những kẻ tấn công đã dùng súng tự động bắn vào xe ông này. Điện Kremlin đã yêu cầu Kiev ngưng ngay các “vụ tấn công trả đũa” nhằm vào miền đông. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov nhấn mạnh rằng “chiến dịch chống khủng bố” ở miền đông Ukraine vẫn tiếp diễn. Trước tình hình căng thẳng leo thang tại đây, Ukraine sẽ chủ trì một hội nghị bàn tròn "về thống nhất quốc gia" tại thủ đô Kiev vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 14.5 (giờ GMT, tức 20 giờ 30 phút tối 14.5, giờ VN) nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Thành phần tham gia gồm giới chức chính quyền Kiev và các lãnh đạo khu vực, song các thủ lĩnh ly khai ở hai vùng Lugansk và Donetsk sẽ không có mặt. Theo BBC, phe ly khai từ chối tham gia, song có một số nguồn tin cho rằng lực lượng này không được mời. Huỳnh Thiềm