- Cán bộ vắng thì gặp dân, cả huyện xây dựng nông thôn mới kia mà, gặp ai mà không được.
Ra đê, xe chạy một đoạn, Soạn mới quyết định:
- Thì vào trụ sở xã Đồng Luận vậy.
Xe chạy đến cổng, anh Soạn đã reo: "May quá, ông Quý chủ tịch xã kia rồi". Xuống xe anh nói:
- Các bác nhà văn muốn đến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới đấy anh Quý ạ.
Anh Quý bắt tay chúng tôi. Vừa đi vừa nói:
- Xã Đồng Luận nhiều thiệt thòi lắm. Chúng tôi không được công nhận là xã miền núi nghèo mà.
- Về xây dựng nông thôn mới thế nào? Tôi hỏi, anh Quý lắc đầu nói:
- Có những chỉ tiêu chẳng bao giờ đạt được. Thí dụ về giao thông nông thôn: Hai nhà làm gian đốc quay ra đường ở mấy đời nay, bảo người ta dỡ bỏ gian đốc để nới rộng đường cho đủ tiêu chí đường nông thôn mới, nói với các bác, vẽ ra như thế thì dễ lắm nhưng làm mới khó. Cốt nhất là đường đã bê-tông hóa, có rãnh thoát đàng hoàng là được, chứ bắt đủ năm mét mặt đường thì còn lâu. Với lại một khu ở xóm rừng có mấy chục hộ đã xây nhà văn hóa rồi, nay bảo dân dỡ bỏ xây to cho đủ quy cách thì tiền đâu?
Anh Quý nói thế nhưng Đồng Luận là xã khá trong toàn quốc được Bộ Giao thông vận tải khen về giao thông nông thôn. Khi ra ngoài, anh Soạn rỉ tai tôi:
- Ông Quý này nói vậy nhưng làm việc hiệu quả lắm.
Trong 19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới thì nay Đồng Luận đã hoàn thành 13 rồi, đang cố xong tiêu chí số 5 về trường học.
Anh Quý đưa chúng tôi sang thăm trường tiểu học và khu mầm non, nhà trẻ. Nhà thơ Kim Dũng đi cùng tôi phải kêu trời.
- Ôi! Xây quy mô quá. Ở Việt Trì tôi chưa thấy có nhà trẻ nào xây quy mô như ở đây.
Chúng tôi lại theo anh Quý đến một cơ sở trồng nấm và mộc nhĩ ở xã anh. Đó là xưởng làm nấm của Bùi Đức Thắng. Thắng có hai xưởng sản xuất nấm như thế này rộng 14.000 m2. Trước mắt chúng tôi là hàng chục dãy nhà dài chuẩn bị vào mùa trồng mộc nhĩ và nấm bào ngư. Anh Quý nói:
- Cậu này làm nấm đầu tiên ở xã chúng tôi đấy.
- Mỗi năm cậu được lãi bao nhiêu?
Thắng trả lời tôi:
- Trừ chi phí, mỗi năm em lãi 500 triệu đồng thôi bác ạ.
Nhìn ra sân thấy đống mùn cưa đắp lù lù như trái núi. Đống mùn cưa ấy đang được ủ để sản xuất nấm. Góc nhà để dựng những ống nghiệm chứa mô tế bào mộc nhĩ. Rồi vỏ chai, que gỗ để đống ở nhà bên chuẩn bị cho nhân giống cấp II rồi cấp III để đưa đi sản xuất.
- Tới đây vào vụ thì anh cần bao nhiêu người làm. Thắng nhanh nhẹn trả lời tôi:
- Tầm 50 người anh ạ.
- Họ học nghề chưa?
- Biết rồi. Đến đây vừa học vừa làm mà.
Anh Trần Văn Quý chủ tịch xã nói chen vào:
- Hai mươi cơ sở sản xuất nấm như thế này đã giúp cho xã giảm năm, sáu trăm nhân công từ lao động nông nghiệp rồi, còn lại nhiều hộ đã chuyển từ trồng lúa sang trồng đỗ tương, hiệu quả kinh tế cao hơn mà đỗ tương thì không đủ cung cấp cho thị trường trong xã.
Đúng như anh Quý nói, nhìn ra trước mắt đã thấy đồng đỗ tương xanh tốt bời bời. Những con đường bê-tông cộng với những con mương đã được bê-tông hóa để đồng ruộng thành từng ô vuông vắn nhìn hệt như bức tranh vẽ. Những tiêu chí của một làng nông thôn mới đến đây đã được thấy rõ ràng hơn.
Dọc đường về huyện, chốc chốc lại nhận được điện thoại của anh Nguyễn Tường Thứ, Bí thư Huyện ủy hẹn chờ gặp chúng tôi ở cơ quan.
Gần 10 giờ xe về đến nơi. Theo yêu cầu của chúng tôi về tìm hiểu xây dựng nông thôn mới của huyện, anh Thứ nói:
- Gì thì gì, có no bụng và giàu có mới nói đến xây dựng nông thôn mới được. Hai mục tiêu ấy là hàng đầu.
Ở Sơn Thủy đã có những trang trại lớn nuôi gà gia công. Có những công ty doanh thu thủy sản cao hơn công ty thủy sản của tỉnh, cá được anh em chở đi bán thẳng Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hà Nội, Hải Dương,...
Nông nghiệp cận đô thị thì phát triển trồng cà chua giống mới, trồng ngô ngọt và vùng sản xuất rau sạch. Ở Tân Phương thì tăng cường trồng táo và trồng hoa cây cảnh. Ở Trung Nghĩa thì phát triển cây bưởi Diễn. Ở Yến Mao thì trồng dứa trái vụ và trồng chè. Ở một xã vùng núi đã thành công trồng củ mài nơi đất rừng. Ở Tân Phương thì sản xuất gấc đại trà đã có cơ quan bao tiêu sản phẩm.
Ngồi nghe Bí thư Huyện ủy nói, cứ thấy sáng ra các chỉ tiêu nông thôn mới mà huyện anh sẽ hoàn thành trong vài ba năm tới. Ăn cơm xong tôi sốt ruột "bắt anh Soạn hy sinh" giấc ngủ trưa, cho chúng tôi đi thâm nhập thực tế ngay. Anh Soạn còn chần chừ vì giấc ngủ trưa của cán bộ xã. Tôi nói làm nông thôn mới là toàn dân làm cứ gì cán bộ. Thế là anh lại chiều theo chúng tôi lên xe để đi tìm hiểu thực tế. Xã Tu Vũ là nơi chúng tôi đến đầu tiên.
Chị Phan Thị Hoan, Chủ tịch UBND xã tiếp chúng tôi cả buổi trưa. Chị cho biết dân Tu Vũ rất năng động, xã có đến 80 hộ chuyển sang nghề chế biến nông sản như mổ lợn, làm đậu phụ, làm nước đậu. Có người về Hà Nội, thậm chí vào tận Đồng Nai để kinh doanh chế biến sữa đậu nành. Chợ Hòa Bình có hẳn một dãy hàng toàn người Tu Vũ, La Phù buôn bán. Có người đi vào sân, chị Hoan nói:
- Anh Lê Đình Thanh phụ trách khuyến nông xã đấy, nhà anh ấy cũng chuyển nghề năng động lắm các anh ạ.
Anh Thanh nói:
- Xã tôi bây giờ nhiều nhà làm ăn giỏi lắm như nhà Sáu Hoàng, Lập Nga, Hương Hải... chẳng hạn.
- Còn nhà anh sản xuất kinh doanh những hàng gì?
Chị Hoan nói:
- Nhà anh này thì xoay xở giỏi lắm. Có lúc anh nuôi 80 đôi nhím đẻ, có 100 đõ ong, lại còn nuôi cả gà lôi, chim công đấy.
- Để xây dựng nông thôn mới mà các bác! - Anh Thanh nói. Muốn xây dựng được nông thôn mới thì phải làm giàu đã, lúa chỉ cần đủ ăn. Còn lại ruộng đất phải dồn đổi để chuyển cây trồng có năng suất cao hơn, mời các bác theo em đưa đến một nhà làm đậu phụ trong xã.
Đó là nhà anh Lê Văn Bảy ở khu 4. Nhà anh Bảy, trong chuồng nuôi đến 100 đầu lợn thịt. Phân lợn được đưa vào bể Bi-ô-ga. Anh vào bếp bật bếp Bi-ô-ga, lửa bốc lên xanh lét. Rồi anh chỉ bếp lò hơi, máy xay đỗ, đống đồ nghề như: khuôn ép, khăn gói. Tất cả để gọn ghẽ trong gian nhà ngang để sáng sáng vợ chồng anh lại thao tác ra hàng hóa để đưa đi tiêu thụ. Được biết, anh đã ký hợp đồng tiêu thụ đậu phụ với một bệnh viện và trường học nên hàng anh không bị ế.
Tôi hỏi:
- Anh kinh doanh lớn thế này có phải nộp thuế má gì không?
- Không bác ạ. Anh Bảy nói: Các bác ở huyện bảo khuyến khích cho dân làm giàu đã. Không có thu thuế của chúng em.
Rời nhà anh Bảy, chúng tôi lại theo anh Soạn đưa đến xã Sơn Thủy. Dọc đường xe chạy qua phố làng Hoàng Xá. Cả Hoàng Xá nay thành cái phố dài mấy cây số buôn bán sầm uất như ở thành phố vậy. Ra khỏi đó là đến đồng đất Sơn Thủy mênh mông được căng lưới ngang dọc để nuôi cá hoặc nuôi vịt. Sơn Thủy có nhiều nhà chăn nuôi lớn: lợn, gà, vịt, và nghề nuôi thả cá. Đã nghe thấy tiếng gà kêu lép nhép ở sau bức tường dài. Chị Kiêm, vợ chủ trang trại Nguyễn Đức Tài cùng cậu con trai tiếp đón chúng tôi. Khi cánh cửa mở ra ngót vạn con gà con ba bốn lạng đang thi nhau ăn cám và uống nước ở giàn nước được treo dọc chuồng. Giàn lạnh chạy vù vù ở gian đầu. Quạt hút đặt gian cuối. Mới ngó vào đã thấy hơi mát phả vào người. Giàn lạnh này sắm mất 300 triệu đồng. Có nhiều loại máng ăn xếp chồng bên ngoài tường. Có loại máng mẹt cho gà từ một đến ba ngày tuổi ăn. Gà bốn năm ngày tuổi cho ăn trong các máng nhỡ. Còn gà thịt dùng máng to. Mỗi lứa gà từ bóc trứng đến xuất chuồng hết 45 ngày. Chị Kiêm cho biết nhà đầu tư giao gà bóc trứng và cám ăn cho chị, đến ngày thứ 46 người ta lại đến bắt gà đi, mỗi con chừng 3,5 kg. Chuồng gà ngót vạn con này chỉ có hai vợ chồng chị trông coi. Mỗi đợt xuất gà, nhà chị được lãi ngót năm sáu mươi triệu đồng.
Xa xa ở ven đồi cũng có một trại gà. Người ta đang thuê máy ủi san lấp sườn đồi để mở rộng trại gà.
Tôi hỏi:
- Các chị làm lớn thế này có phải nộp thuế không?
Chị chủ nhà lắc đầu:
- Không. Chúng em đang thi đua làm ăn để đóng góp xây dựng nông thôn mới mà.
Việc xây dựng nông thôn mới ở Thanh Thủy đã đi sâu đến từng người dân. Diện mạo của huyện Thanh Thủy đang đổi thay từng ngày. Về đến bãi Trường Sa Trung Lộ thuộc động Láng Xương xưa là nơi Lạc Long Quân gặp bà Âu Cơ lần đầu, nay là công trường lớn xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng. Anh Soạn chỉ tay nói:
- Sang năm các anh đến đây sẽ thấy có nhiều nhà hàng, nhà nghỉ, cao ốc nguy nga lắm rồi. Khi ấy, mời các anh qua tắm nước khoáng nóng của Thanh Thủy.
Công ty thám tử tư chuyên cung cấp các dịch vụ thám tử Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp – Bạn hãy cùng các Thám tử tư tài ba của Văn phòng thám tử tư Hà Nội khám phá thực hư các thông tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.
=>>> Xem thêm thông tin HOT tại :
Thám tử - thamtuthanhdat.vn
Dich vu tham tu Thanh Dat
Tổ chức sự kiện Thành Đạt - topevent.vn
Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com
Cung cấp dich vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net
Các từ khóa :
thám tử,thamtu,thám tử tư hà nội, thám tử tư, tham tu, tham tu tu, tham tu tu Ha Noi
dich vu tham tu, dich vu tham tu tu, dịch vụ thám tử tư hà nội, dịch vụ thám tử, dich vu tham tu tu Ha Noi, dịch vụ thám tử tư
cong ty tham tu, công ty thám tử, cong ty tham tu Ha Noi, công ty thám tử Hà Nội, cong ty tham tu tu, công ty thám tử tư
------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: www.nhandan.org.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét