Tại một số cuộc tọa đàm, hội thảo góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức tại TP.HCM vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo lần đầu tiên đề cập rõ ràng, cụ thể quyền con người trong một chương là một bước phát triển lớn.
Theo ThS Nguyễn Thị Thu Trang - Khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế-luật, Đại học Quốc gia TP.HCM: Hiến pháp hiện hành ghi nhận rất nhiều quyền và luôn bảo vệ quyền con người nhưng chưa thể hiện cụ thể và chi tiết quyền con người và không được xem như là một đạo luật về quyền con người. Quyền con người được ghi nhận trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện được tinh thần, nội dung của rất nhiều công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập như: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, Công ước về quyền trẻ em 1989, Công ước về chống phân biệt đối xử trong giáo dục 1960, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ 1979…
ThS Phan Minh Phụng - Khoa Quản lý hành chính, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM cho rằng: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bổ sung khái niệm “quyền con người” vào tên chương đồng thời bổ sung, hoàn thiện các quy định về quyền con người, quyền công dân theo xu hướng tiến bộ chung của hiến pháp các nước cũng như pháp luật quốc tế. Việc đổi tên chương 5 của Hiến pháp 1992 về “Quyền và nghĩa vụ của công dân” thành chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đưa chương này lên vị trí thứ hai, sau chương “Chế độ chính trị” là sự thay đổi rất lớn, thể hiện sự coi trọng đúng mức về quyền con người, quyền công dân. Đồng thời, dự thảo cũng đã quy định rõ hơn nhiều nội dung các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị. Dự thảo cũng đã bổ sung thêm một số quyền mới và quan trọng (thể hiện tại các điều 16, 21, 44, 45, 46) mà Hiến pháp 1992 chưa quy định. Trong đó, việc quy định “Mọi người có quyền sống” (điều 21 Dự thảo) là quy định rất mới, chưa từng xuất hiện trong các bản hiến pháp trước đây.
Tuy nhiên, ThS Nguyễn Thị Thu Trang góp ý: chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có những điểm chưa hợp lý, trong cách trình bày chưa thể hiện rõ sự khác biệt của nhóm quyền con người và quyền cơ bản của công dân. Trong Hiến pháp không cần phải liệt kê quá nhiều nghĩa vụ, thay vào đó quy định rõ quyền và nội dung của điều 16 sẽ ghi nhận ở cuối chương. Với cách quy định này, Hiến pháp sẽ đảm bảo được tính logic, khái quát và ổn định trong thời gian dài.
ThS Phan Minh Phụng đề nghị: Bên cạnh việc ghi nhận đầy đủ các quyền cơ bản thì Hiến pháp phải thiết lập cơ chế để Nhà nước thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm các quyền đó.
Quỳnh Mai (ghi)
Thám tử tư Hà Nội chuyên tư vấn các dịch vụ thám tử tư Uy tín, Bảo mật, Chuyên nghiệp – Bạn hãy cùng các Thám tử tài ba của Văn phòng thám tử tư số 1 tìm hiểu thực hư các nguồn tin HOT và hấp dẫn nhất trong ngày nhé.
=>>> Xem thêm thông tin HOT tại :
Dich vu tham tu Thanh Dat - thamtuthanhdat.vn
Dịch vụ thám tử Thành Đạt
Tổ chức sự kiện Thành Đạt - topevent.vn
Cung cấp lái xe chuyên nghiệp - laixevip.com
Cung cấp dịch vụ Vệ sinh công nghiệp - vesinhsach.net
Các từ khóa :
thám tử tư, tham tu tu Ha Noi
dịch vụ thám tử tư hà nội, dịch vụ thám tử tư
cong ty tham tu Ha Noi, công ty thám tử tư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét